Có nên dùng VPN không?

Bạn có biết rằng trong giới bảo mật, VPN là một trong những công cụ không đáng tin cậy nhất để sử dụng không? Thực ra có nhiều lí do mà VPN bị coi như vậy.

Cần lưu ý rằng, bài viết này không hề khẳng định VPN là một công nghệ không hữu ích. VPN giúp người dùng truy cập và các trang web bị chặn ở một số quốc gia, bên cạnh đó còn giúp bảo mật dữ liệu người dùng khi họ kết nối Wifi công cộng. Hiển nhiên đây là những điều tốt.

Nhưng về vấn đề bảo mật, gần như tất cả các VPN từ miễn phí đến bản trả phí đều gặp vấn đề với bảo mật thông tin. Nếu có VPN bảo mật tốt, thì sẽ cần trả một khoản chi phí rất lớn.

Co-nen-dung-vpn-khong


Hơn thế nữa, VPN không có khả năng giấu browser fingerprint – một trong những công nghệ mà nhiều website sử dụng để theo dõi người dùng. Dưới đây là một vài những bất cập khi sử dụng VPN bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng:

Sử dụng VPN có thể làm chậm tốc độ Internet

Chính vì VPN định tuyến lại và mã hoá kết nối của người dùng với Internet thông qua máy chủ VPN, tốc độ mạng của người dùng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên điều quan trọng trước khi thuê một VPN đó là cần biết nhu cầu của mình cần tốc độ mạng như thế nào để tìm được VPN phù hợp. Một vài dịch vụ VPN có trả phí như NordVPN hay ExpressVPN sẽ không giảm tốc độ truy cập mạng nhiều, nhưng chắn chắn không bằng lúc trước.

vpn-lam-cham-toc-do-internet

Bị chặn bởi nhiều dịch vụ

Có rất nhiều nội dung trên Internet chỉ có thể truy cập ở một số quốc gia nhất định, một ví dụ đơn cử như dịch vụ xem phim trực tuyến như Netflix. Những dịch vụ tương tự vậy sẽ hạn chế người sử dụng ở những quốc gia khác nơi họ không được phép kinh doanh.

Bên cạnh đó, chính phủ của một vài quốc gia cũng chặn những nội dung ảnh hưởng đến chính trị hoặc đến giá trị của chính phủ. Trong những trường hợp như vậy, người dùng có thể dùng VPN để chuyển sang khu vực khác. Tuy nhiên ngoài việc chặn nội dung, nhiều dịch vụ, trang web, hay chính phủ cũng chủ động chặn kết nối bằng VPN. Tức là thậm chí với việc đã trả phí cho các dịch vụ cung cấp VPN, người dùng vẫn có khả năng bị chặn.

Đối với Netflix, họ chỉ cần chặn địa chỉ IP mà truy cập dịch vụ của họ với số lượng kết nối lớn và liên tục. Bởi vì người dùng VPN dùng chung một sever – đồng nghĩa với chung một địa chỉ IP – Netflix có thể đoán chính xác rằng bạn đang sử dụng VPN, điều này rất phiền phức trong khi bạn chỉ muốn xem phim chẳng hạn. Tương tự vậy, một vài chính phủ đã bắt đầu chặn những địa chỉ IP được biết đến rộng rãi được kết nội với các nhà cung cấp VPN.

Không phải tất cả VPN đều hợp pháp trên thế giới

Sử dụng VPN được coi là hợp pháp ở đa số quốc gia. Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp và tập đoàn đều sử dụng VPN như một phần bảo mật của công ty. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Một vài chính phủ muốn hoàn toàn kiểm soát các thông tin mà người dân nước họ tìm kiếm và truy cập trên Internet, bởi VPN có thể ”lách” qua được sự kiểm duyệt của chính phủ, công cụ này đã được coi là bất hợp pháp ở các quốc gia độc tài.

Ví dụ như ở Trung Quốc, người dùng chỉ có thể sử dụng các VPN mà chính phủ cho phép. Việc sử dụng VPN không hẳn là bất hợp pháp, nhưng chính phủ muốn quản lí việc này. Một vài nhà cung cấp VPN chất lượng như NordVPN đã phát triển công nghệ “obfuscated severs” (xáo trộn máy chủ) để vẫn có thể sự dụng được ở Trung Quốc, trong khi không được chính phủ đồng ý cấp phép. Đặc biệt hơn, ở Triều Tiên, sử dụng VPN ở đây bị cấm hoàn toàn. Nếu bạn sống ở đây, việc dùng VPN sẽ rất khó hoặc sẽ bị chính phủ coi là vi phạm pháp luật.

Dữ liệu người dùng có khả năng cao bị sử dụng cho mục đích khác

Khi kết nối với VPN, lưu lượng truy cập Internet sẽ được định tuyến thông qua máy chủ của các nhà cung cấp. VPN mã hoá dữ liệu, ẩn địa chỉ IP và thay thế bằng địa chỉ IP mới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải tin tưởng VPN sẽ không thao túng hay lạm dụng dữ liệu trong máy chủ của họ. Nhiều nhà cung cấp VPN uy tín sẽ không ghi lại lịch sử duyệt web của người dùng cũng như không lưu trữ dữ liệu của họ.

Tất nhiên cũng có nhiều nhà cung cấp VPN có sử dụng data của người dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Đa số các nhà cung cấp VPN miễn phí đều nói rằng họ có lưu lại lịch sử duyệt web của người dùng.

Thậm chí có một vài nhà cung cấp có trả phí xác nhận rằng họ không lưu lại, nhưng lại bị vạch trần là có sử dụng, tiêu biểu như DoubleVPN. Điều này gây nên lo ngại về việc liệu các VPN đã khẳng định không lấy data của người dùng có thực sự làm như vậy không?

Kể cả việc dùng VPN trả phí, người dùng vẫn sẽ:

Vẫn còn nhiều người tin rằng kết nối VPN sẽ khiến họ hoàn toàn ẩn danh và không bị ảnh hưởng bởi các phần mềm độc hại. Cần phải khẳng định rằng, kể cả với VPN được mã hoá rất mạnh và kết nối ổn định, người dùng vẫn sẽ:

Bị theo dõi qua các website bởi các nhà quảng cáo, hacker,…

Bị tấn công lừa đảo bằng cách nhấp vào liên kết chứa mã độc trong email hoặc tin nhắn

Bị nhiễm phần mềm độc hại

Vậy có nên sử dụng VPN không?

Câu trả lời là không. VPN không hoàn toàn giúp người dùng ẩn danh khỏi Internet, bởi họ vẫn bị phát hiện bằng browser fingerprint – một cơ chế tracking mà nhiều website hiện nay sử dụng. Hơn thế nữa, nhiều nhà cung cấp VPN dùng dữ liệu truy cập Internet của người dùng cho các mục đích khác.

hidemyacc-phan-mem-antidetect-browser

Hiện nay có nhiều phần mềm có thể giúp người dùng ẩn danh hoàn toàn khỏi Internet, đơn cử như Hidemyacc – phần mềm antidetect browser, giúp che giấu hoàn toàn browser fingerprint. Bên cạnh đó Hidemyacc có những chức năng tạo, quản lí nhiều tài khoản, profile và chức năng automation cho người làm MMO.

Bạn có thể sử dụng miễn phí 7 ngày ngay tại đây: https://www.hidemyacc.com/download

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét